Hotline: 0988.568.875 | Giới thiệu | Liên hệ | Hỏi đáp
Anh em nào đã từng được gấu dẫn đi mua đồ da, thì chắc hẳn đều 1 lần nhìn thấy hoặc nghe thấy các thuật ngữ như Genuine leather, top-grain leather hoặc full-grain leather, nhưng anh em có biết ý nghĩa chính xác của các từ ngữ đó không. Bài viết dưới sẽ giúp anh em giải đáp toàn bộ thắc mắc trên, đây là những kiến thức cực kỳ quan trọng mà anh em phải biết nếu muốn thực sự trở thành 1 dân chơi đồ da chính hiệu giống như admin.
Genuine leather có nghĩa là sản phẩm được làm từ da thật trong tiếng Anh, nhưng trong ngành công nghiệp da, Genuine leather còn được ngầm hiểu là một trong những sản phẩm kém chất lượng nhất làm từ da thật.
Genuine leather nói chung không bền và đẹp như da chất lượng cao. Nó thực chất là vài lớp da kém chất lượng được dán với nhau bằng keo, sau đó được sơn lên để trông giống da xịn.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp nó trong thắt lưng, các đôi giày và túi xách giá rẻ ở các siêu thị
Nếu như bạn không quá quan tâm lắm đến chất lượng và muốn sở hữu đồ da với mức giá phải chăng thì đây cũng là lựa chọn không tồi. Bạn không nên sử dụng nó hàng ngày vì độ bền của da không cao.
Hình: Da được chia thành nhiều lớp, trên hình là các loại da cơ bản - Full-grain, top-grain và genuine leather
Full-grain leather sẽ giữ lại toàn hạt da tự nhiên với tất cả các tỳ vết
Da nguyên tấm full grain là loại da không bị chà cát, đánh bóng; bề mặt được giữ nguyên vẹn trước khi được áp lên một lớp phủ ngoài. Da full grain có độ bền cao nhất và chắc chắn nhất vì lấy từ lớp da ngay dưới lớp lông của con vật. Ngoài ra, da full grain còn có khả năng chống ẩm cao vì các lớp mô từ đây liên kết với nhau rất chặt chẽ. Da full grain theo thời gian dài sử dụng sẽ càng đẹp và bóng mịn hơn mà không cần phải phải qua các tác nhân xử lý nào vì các mô tế bào da có khả năng tự phát triển ra lớp phủ bóng mới (lớp patina). Đây là loại da chất lượng cao nhất với 2 màu sẵn có là anilin và semi-anilin.Thường giá của nó đắt hơn rất nhiều, bù lại Full-grain có tuổi thọ rất dài, nếu bạn sử dụng đúng cách, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó suốt đời.
Hình: sản phẩm vali được làm từ Full-Grain leather
Top-grain leather Da top grain là loại da giống với full grain. Tuy nhiên, nó được tách "lớp trên cùng" bên ngoài, phía trên lớp "top-grain" và xóa bỏ các tỳ vết trên da bằng cách chà nhám nhẹ, một vài sản phẩm được dập “hạt vân giả” lên bề mặt. Thông thường, sau đó nó được xử lý và nhuộm màu để cho ra sản phẩm có mặt da đẹp đồng nhất (không tỳ vết).
Thành phẩm sẽ không có tuổi thọ sử dụng quá lâu như full-grain và cuối cùng nhìn cũ đi sau thời gian sử dụng quá dài.
Mặc dù vậy, đây là loại da tốt đứng thứ hai sau full grain và được sử dụng rộng rãi cho các loại túi xách, ví, v.v…Tuy nhiên, thành phẩm của phân khúc da này sẽ là tuyệt vời, nếu bạn không quan tâm quá mức đến tuổi thọ hoặc khả năng chống bẩn.
Hình sản phẩm túi du lịch được làm từ Top-grain leather
Corrected grain Là loại da đã qua chỉnh sửa, xử lý, sau đó được đánh bóng để loại bỏ các khuyết điểm. Sau đó, chúng được nhuộm màu nhân tạo để che đi những chỗ chà nhám rồi phun lên một lớp phủ bên ngoài. Loại da này siêu mềm và dẻo dai, đồng thời cũng nhẹ hơn da tự nhiên.
Suede leather (da lộn): loại da này có hai cách làm, một loại giống như top-grain leather nhưng lật mặt trong ra ngoài, loại da này rất bền giống top-grain (vì thật sự chính là da top-grain, nhưng sử dụng mặt trong). Cách làm thứ hai là con da đã bị tách lớp top-grain, và mặt tiếp theo chính là mặt ngoài của da. Loại da này thường có độ bền thấp.
Thông thường trên thị trường, khi nói đến Suede leather, thì chỉ được hiểu là loại thứ hai nên có chất lượng kém.
Hình: Một sản phẩm làm từ suede leather
Phần trên, admin đã chia sẻ với anh em cách phân loại da dựa trên CHẤT LIỆU CẤU TẠO. Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại dựa trên phương thức xử lý bề mặt của da. Chúng ta có các loại như sau:
Aniline (da full aniline/sauvarage): được phun nhuộm aniline, trên bề mặt da không có lớp phủ màu, loại da này luôn giữ được sự mềm mại, bắt mắt, có độ xốp nên dễ thấm nước, có độ co giãn rất tốt, không hay bị gãy như các loại da khác. Thường Aniline được dùng để xử lý trên full-grain leather.
Hình: Sản phẩm làm từ da Aniline
Pull-up Aniline: loại da này tương tự loại da Aniline, tuy nhiên chúng được phủ thêm một lớp sáp hoặc dầu. Loại da này được thiết kế để có thể sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt hơn, lớp sáp sau này sẽ bị mờ dần, phai đi, lộ lớp da bên trong.
Semi-Aniline: là loại da khá mềm mại do được phủ một lớp bảo vệ rất mỏng trên bề mặt da. Da được bảo vệ lại mềm là sự lựa chọn không tồi cho khách hàng không thích da có lớp bảo vệ.
Pigmented: Da loại này được can thiệp nhiều hơn các loại da trên với mục đích giảm thiểu các vết trầy xước, vết lỗi trên con da tự nhiên. Da được làm mịn và lên màu sắc tố đục, tạo vân, tạo nếp để màu trên toàn bộ con da được đồng nhất.
Nubuck (da StoneWashed hay da Chaps): Loại da này thường là top-grain, nhưng được xử lý bề mặt hạt của da trở nên mềm mịn như nhung. Nhiều người nhầm lẫn da nubuck với da lộn, nhưng đó là hai loại da khác nhau.
Hình sản phẩm làm từ da nubuck
Mọi vấn đề thắc mắc về chính sách của chúng tôi, bạn có thể gửi yêu cầu qua email info.sadoza@gmail.com hoặc gọi điện theo số hotline 0988.568.875.